Lòng tự trọng là gì? Khi đạo đức con người ngày càng xuống cấp và con người ngày càng chạy theo tiền, tài, danh, vọng thì câu nói đó lại được nhắc đến nhiều hơn. Có rất nhiều định nghĩa và quan điểm xoay quanh lòng tự trọng. Và chúng tôi theo đây chia sẻ về lòng tự trọng là gì và cách nâng cao lòng tự trọng.
Vậy thực chất lòng tự trọng là gì?

Từ ngày xưa ông cha ta đã luôn răn dạy “Đói cho sạch, rách cho thơm” để nhắc nhở ta về lòng tự trọng. Dù có nghèo đói hay thiếu thốn ta cũng cần phải có lòng tự trọng, không được đánh mất bản thân mình.
Vậy lòng tự trọng là gì? Lòng tự trọng là một đức tính tốt mà con người ai cũng cần phải rèn luyện và phát huy. Lòng tự trọng thể hiện giá trị của bản thân. Người có lòng tự trọng là người biết tự cố gắng nỗ lực chứ không dựa vào người khác. Không những thế họ còn là người không bị cám dỗ bởi những điều không phải của họ. Họ tin rằng việc đạt được mọi mong muốn trong đời bằng sức lực, nỗ lực của bản thân mới không phải thổ thẹn với bản thân mình.
Lòng tự trọng là đức tính đều có trong mỗi người. Chỉ là có người biết cách và luôn cố gắng duy trì và phát triển, nhưng cũng có những người lại dễ dàng bị cám dỗ để rồi đánh mất giá trị của bản thân. Có hai cấp bậc cho lòng tự trọng: lòng tự trọng cao và lòng tự trong thấp.
Xem thêm lòng tự trọng khác gì với tự ái, link
Tại sao con người cần có lòng tự trọng?
Lòng tự trọng biểu hiện cho giá trị của bản thân, là thước đo nhân phẩm của con người. Người có lòng tự trọng là người dám nhận lỗi sai khi mình mắc sai phạm và biết khắc phục những khuyết điểm sai lầm ấy. Họ là những người sống có trách nhiệm, bản lĩnh tự tin, không đổ thừa cho hoàn cảnh, sẵn sàng nhận trách nhiệm về bản thân để thay đổi nó theo chiều hướng tích cực. Người có lòng tự trọng còn là người luôn biết giữ lời hứa, không sai hẹn.
Thomas Szasz đã từng nói rằng: “Người sáng suốt coi lòng tự trọng là không thể thương lượng, và sẽ không đổi nó lấy sức khỏe, sự giàu sang, hay bất cứ thứ gì khác” . Tôi cảm thấy câu nói này thật đúng. Vì suy cho cùng, tiền tài danh vọng cũng chỉ là phù du. Điều còn lại sau cùng của một con người khiến người khác nể phục chính là nhân phẩm của họ. Và lòng tự trọng chính là một trong những đức tính quan trọng nhất.
Chính vì thế, người có lòng tự trọng luôn được người khác yêu quý, nể phục và có cuộc sống hạnh phúc, viên mãn và thanh thản.
Cách để nâng cao lòng tự trọng
Người có lòng tự trọng củng cố suy nghĩ và niềm tin đúng đắn
Lòng tự trọng là điều vô hình mà chúng ta không thấy và không đo đong đếm được. Chính vì thế đôi khi chúng ta bị lung lay bởi những cám dỗ mà không biết bản thân đang làm sai. Và vì thế, khi bắt đầu làm chuyện gì, chúng ta đều nên đặt ra tiêu chí đúng đắn cho công việc đó. Chẳng hạn, nếu một người bán hàng đặt tiêu chí uy tín, chất lượng lên hàng đầu thì sẽ không bao giờ vì ít lợi nhuận mà bán hàng kém chất lượng. Hay một người nhân viên luôn đề cao lòng tự trọng thì sẽ không chểnh mảng, thiếu trách nhiệm trong công việc… Cuộc sống luộn cho to những lựa chọn không rõ ràng, nhưng nếu đã đặt ra tiêu chuẩn từ đầu thì sẽ không bị lung lay bởi những lợi ích không chính đáng.
Người có lòng tự trọng hiện thực hoá những niềm tin đúng đắn
Ngoài việc nghĩ đúng, chúng ta còn cần phải làm đúng. Không nên chỉ dừng ở suy nghĩ mà không làm. Bởi hành động mới thể hiện được những suy nghĩ đó. Chẳng hạn, người bán hàng uy tín sẽ tìm những nguồn hàng có chất lượng tốt để bán cho khách. Hay người nhân viên văn phòng chăm chỉ làm việc và luôn nghĩ cho lợi ích của công ty. Hoàn thành tốt, chỉnh chu mọi việc sẽ giúp ta nâng cao giá trị bản thân và lòng tự trọng.
Người có lòng tự trọng hài lòng chứ không bằng lòng với điều mình đạt được
Đúng vậy! Người có lòng tự trọng hài lòng với điều mình đạt được bằng cách không đua đòi, ganh đua với người khác. Hãy chỉ nên tiêu sài, mua sắm trong phạm vi tài chính mình có. Chứ không nên thấy người khác có món này món kia thì mình cũng muốn có cho bằng được. Người có lòng tự trọng hiểu họ đã nỗ lực nhiều để đạt được những điều hiện tại. Vì thế chẳng có điều gì đáng xấu hổ khi mình không có được những điều người khác có – cái không phải của mình.
Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là ta bằng lòng và không cần cố gắng thêm nữa. Sự bằng lòng đó sẽ khiến chúng ta trở nên lạc hậu và không thể đáp ứng với thời đại công nghệ số như ngày nay.
Người có lòng tự trọng đề cao nỗ lực của bạn thân
Sự phát triển của truyền thông ngày nay khiến cho nhiều bạn trẻ có tư tưởng sai lệch. Chẳng hạn như “Cô người mẫu A nhờ đẹp nên cưới được chồng đại gia”. Hay “cô ca sĩ B được bạn trai mua nhà, mua xe”. Những bài báo kiểu như thế vô hình chung khiến nhiều bạn trẻ có tư tưởng ỷ lại. Nghĩ rằng chỉ cần đẹp sẽ có đại gia cung phụng, chiều chuộng, không phải làm gì. Hệ quả là ngày nay không ít những bạn nữ kiếm được tiền nhưng lại không tiết kiệm. Họ dành phần lớn tiền của mình để trưng diện cho bản thân với mong muốn “được chồng đại gia”.
Đó không phải là suy nghĩ của người có tự trọng. Người có lòng tự trọng trân quý những nỗ lực của mình. Họ hiểu rằng hạnh phúc của mình phải do mình mang lại. Không thể ỷ lại hay sống tầm gửi vào ai được cả. Như thế bạn sẽ không bao giờ có được hạnh phúc đúng nghĩa.
Đến đây chắc các bạn cũng đã có thêm kiến thức về Lòng tự trọng là gì và cách nâng cao lòng tự trọng. Mong rằng ai cũng có ý thức hoàn thiện đức tính tốt đẹp này để xã hội ngày càng phát triển tốt đẹp hơn.