Vừa qua, đề xuất điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu đã được đưa ra xem xét xuất phát từ quan điểm của Đảng trong Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 19-5-2018, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, về Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội và chuẩn bị cho quá trình già hóa dân số ở nước ta trong tương lai. Theo đó, đã có nhiều ý kiến trái chiều về việc tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động. Cùng tham khảo nhé.
Trước hết, cùng tìm hiểu cụ thể đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu

Quan điểm sửa đổi Bộ luật Lao động năm 2012 là thể chế hóa yêu cầu điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu tại Nghị quyết số 28-NQ/TW, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, về Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Cụ thể, tăng tuổi nghỉ hưu của nam lên 62, nữ lên 60 (từ 60 với nam và 55 với nữ theo Bộ luật Lao động hiện hành). Theo đó, các lý do cho đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu là:
- Bảo đảm cân đối Quỹ hưu trí và tử tuất trong dài hạn.
- Tuổi thọ trung bình của người Việt Ngày cảng cao
- Dân số nước ta đang già hoá
- Kinh nghiệm các nước đang điều chỉnh tăng tuổi hưu để ứng phó với xu hướng già hóa dân số và thiếu hụt lao động, có nước lên tới 67 tuổi.
Mặc du, việc này mới chỉ dừng lại ở đề xuất, những đã có rất nhiều những ý kiến trái chiều xoay quanh.
Các ý kiến xoay quanh việc tăng tuổi nghỉ hưu
Nhóm đồng ý tăng tuổi nghỉ
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng cho rằng, xu thế tiếp cận từ nghĩa vụ của lao động nữ đối với sự phát triển bền vững trong điều kiện tận dụng tối đa nguồn nhân lực có chất lượng, bình đẳng giới trong hội nhập quốc tế là hướng cần được quan tâm trong quá trình tham gia xây dựng Nghị định quy định chi tiết Điều 187 về tuổi nghỉ hưu của Bộ luật Lao động. Và vì thế việc nghiên cứu tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ là việc làm cần thiết, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của NLĐ. Xã hội ngày càng phát triển, vai trò của phụ nữ ngày càng được khẳng đinh, do đó việc tạo điều kiện cho họ cống hiến là điều nên làm.
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu quốc hội cũng ủng hộ việc tăng tuổi nghỉ hưu. Bởi tuổi nghỉ hưu là 60 đối với nam và 55 đối với nữ theo quy định hiện hành là khá sớm, trong khi sức lao động của người lao động vẫn còn. Không những thế, tuổi thọ trung bình của người Việt ngày càng cao nên việc tăng tuổi nghỉ hưu là phù hợp.
Tuy nhiên, ngoài những ý kiến ủng họ, vẫn còn nhiều người khác không đồng tình.
Nhóm không đồng ý tăng tuổi nghỉ hưu
Qua khảo sát, hầu hết người lao động không muốn tăng tuổi nghỉ hưu vì các lý do khá thuyết phục sau đây:
- “Nếu chỉ căn cứ vào tuổi mà không có qui định rõ: NLĐ nặng nhọc và độc hại, người suy giảm sức khoẻ khi đã đóng BHXH được 30 năm thì dù có về hưu sớm vẫn được hưởng 75% lương hưu thì sẽ thiệt thòi cho những người tham gia lao động và đóng BHXH sớm. Vì cứ thiếu một tuôi NLĐ lại bị trừ 2% lương hưu . Vậy thi lương của những người nghỉ sớm sẽ rất thấp!” bạn đọc Hoàng Lan chia sẻ;
- “Phụ nữ sinh đẻ nhiều, ở Việt Nam chăm sóc nhà cửa con cái chính là người mẹ, nhiều áp lực và stress trong cuộc sống. Nếu là công nhân (CN) còn phải cực khổ hơn, làm ca, lao động trực tiếp. Nên xem xét cho chúng tôi nghỉ hưu 55 tuổi thay vì 60 tuổi” Bạn đọc Nguyễn Thanh Hoàng Mai chia sẻ;
- “Trên thực tế NLĐ trong doanh nghiệp không thể làm tốt công việc của mình khi tuổi đã cao. Các doanh nghiệp luôn muốn tuyển dụng những người trẻ tuổi và cho người lớn tuổi nghỉ việc.” Bạn đọc Trần Thị Anh Đào góp ý.
Ngoài ra, còn nhiều ý kiến khác như, tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam vẫn là cao và NLĐ cao tuổi nên “nhường” việc lại cho lớp trẻ không có việc làm; hay việc tăng tuổi nghỉ hưu tạo gánh nặng cho NLĐ cao tuổi và NSDLĐ vì hiệu quả công việc không tốt.
Tạm kết
Việc tăng tuổi nghỉ hưu là một việc quan trọng của quốc gia cần được xem xét thật kỹ lưỡng. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải nghiên cứu thật kỹ về vấn đề tăng ra sao, tăng như thế nào cho phù hợp nhất với mục tiêu phát triểu của đất nước